Trồng răng Implant – Những điều bạn cần biết

Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng mất an toàn và hiệu quả nhất hiện nay giúp khôi phục khả năng ăn nhai gần như thật, mang lại nụ cười tự tin cho người mất răng. Vậy khi nào thì nên cấy implant và giá trồng răng implant là bao nhiêu? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu chi tiết hơn về những điều bạn cần biết trước khi thực hiện trồng răng implant nhé!

Trồng răng Implant là gì?

Trồng răng implant là kỹ thuật cấy ghép răng giả hiện đại giúp phục hình răng mất và khôi phục khả năng ăn nhai cho người mất răng. Cụ thể phần răng giả sẽ được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm thay thế cho phần chân răng đã mất, đồng thời nâng đỡ phần mão răng bên trên.

Phẫu thuật trồng răng Implant là quy trình:

  • Thay thế chân răng bằng một trụ kim loại có cấu trúc xoắn như ốc vít
  • Thay thế thân răng đã mất hoặc tổn thương bằng răng giả có hình dáng và chức năng như răng thật.

Phẫu thuật trồng răng Implant là giải pháp cho trường hợp người điều trị không phù hợp đeo răng giả/bắc cầu răng, hoặc cung cấp chân răng nhân tạo để dựng răng giả/cầu răng.

Quy trình trồng răng Implant phụ thuộc vào loại Implant và tình trạng răng. Phẫu thuật trồng răng Implant có thể trải qua nhiều công đoạn và do quá trình hồi phục xương cần thời gian, một liệu trình có thể mất nhiều tháng. Điều kiện để trồng răng Implant chính là tạo được chân răng nhân tạo chắc chắn để gắn mão răng giả (bằng sứ).

Trồng răng Implant là giải pháp cho trường hợp mất răngTrồng răng Implant là giải pháp cho trường hợp mất răng

Trồng răng Implant giá bao nhiêu?

Chi phí trồng răng implant là nổi quan tâm và phân vân lớn nhất của nhiều Cô Chú, Anh Chị hiện nay. Là dịch vụ phục hình răng mất hiện đại nên mức giá bỏ ra cũng không hề nhỏ. Trung bình giá trồng răng implant trên thị trường hiện nay sẽ giao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, tùy theo số lượng và chất lượng trụ implant được cấy.

Tại Nha Khoa Kim, mức giá trồng răng Implant sẽ giao động từ 17.000.000 đồng – 34.000.000 đồng/trụ, tùy vào thương hiệu và xuất sứ của trụ. Để biết chi tiết hơn, mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo qua bảng giá sau:

Bảng giá trồng răng implant đơn lẻ mới nhất 2024 tại Nha Khoa Kim

Loại trụ implant Chi phí Thời gian bảo hành Xuất xứ
Trụ implant Biotem 17.000.000 đồng 10 năm Hàn Quốc
Trụ implant Dio 17.000.000 đồng 10 năm Hàn Quốc
Trụ implant Megagen Anyridge 22.000.000 đồng 10 năm Hàn Quốc
Trụ implant Swiss 29.000.000 đồng Trọn đời Thụy Sĩ
Trụ implant Straumann SLA 30.000.000 đồng  Trọn đời Thụy Sĩ
Trụ implant Straumann SLA Active 34.000.000 đồng  Trọn đời Thụy Sĩ
Trụ implant Nobel Active 34.000.000 đồng  Trọn đời Mỹ

Bảng giá phục hình sứ trên Implant mới nhất tại Nha Khoa Kim

Loại răng sứ Chi phí  ĐVT Xuất xứ Bảo hành
Công nghệ cấy ghép Implant bằng Robot X-Guide 3.500.000 đồng Hàm Thụy Điển Vĩnh viễn
Răng sứ trên Implant Cera  6.500.000 đồng Răng Đức 5 năm
Răng sứ trên Implant Cera Bright  7.900.000 đồng Răng Đức 7 năm
Răng sứ trên Implant Cera SuperBright 8.400.000 đồng Răng Đức 7 năm

Cấu tạo của răng implant

Một răng implant thông thường sẽ có cấu tạo gồm 3 phần chính là: trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ. Cụ thể:

Trụ implant

Trụ implant đóng vai trò thay thế cho phần chân răng được cấy trực tiếp vào khung xương hàm, sự liên kết chặc chẽ này giúp nâng đỡ phần mão răng sứ bên trên. Hầu hết các trụ implant đều được chế tác từ Titanium tinh khiết, một loại vật liệu an toàn, lành tính với con người.

Khớp nối abutment

Khớp nối abutment là phần chốt kim loại hình trụ ở chính giữa giúp kết nối mão răng sứ với trụ implant bên dưới. Khớp nối abutment thường được chế tác từ các hợp chất kim loại hoặc sứ. Chúng đóng vai trò như cùi răng giúp nâng đỡ cho phần mão răng sứ bên trên.

Mão răng sứ

Mão răng sứ là phần răng giả bên trên, được chế tác từ sứ với hình dạng và màu sắc tương tự như răng thật. Giai đoạn làm mão răng sứ cũng là bước cuối cùng để hoàn thiện một chiếc răng implant hoàn chỉnh.

Quy trình trồng răng Implant chuẩn y khoa 

Quy trình trồng răng Implant thường bao gồm các bước sau:

  • Nhổ răng hư tổn nếu có và chờ hoặc cắm implant tức thì
  • Chuẩn bị xương hàm (ghép xương) nếu cần
  • Đặt trụ Implant sau khi đã dựng hình và có máng định vị
  • Chờ xương hồi phục quanh Implant 4 tuần hoặc 3 – 6 tháng hoặc không cần chờ mà phục hình tức thì
  • Đặt khớp nối với Implant để làm răng sứ trên Implant
  • Đặt răng giả trên Implant

Cả quá trình có thể cần nhiều tháng từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành. Hầu hết thời gian đó để chờ xương mọc và hồi phục.

Tuy nhiên, đến năm 2023 là năm có nhiều đột phá trong cấy ghép Implant. Nha Khoa Kim cấy ghép Implant với công nghệ SAFEST, 100% bằng máng hướng dẫn định vị cho tất cả khách hàng cụ thể:

  • Kỹ thuật không dùng DAO, không rạch niêm mạc nên đảm bảo dường như không chảy máu, không đau, lành thương nhanh sau cấy ghép Implant.
  • Sử dụng phần mềm R2Gate thiết kế lên kế hoạch Implant nên đảm bảo độ chính xác an toàn 100%.
  • Sử dụng Robot X-Guide công nghệ thế giới nên mang lại sự an toàn, thực hiện cấy ghép Implant nhanh chỉ từ 5 – 10 phút cho 1 trụ Implant.
  • Sử dụng có thiết kế ren va xử lý bề mặt tối ưu nên chỉ cần 4 tuần là đã có răng trên Implant.
  • Những trường hợp thuận tiện có thể trong 24h đã có luôn răng để ăn nhai, đã được triển khai thành công tại Nha Khoa Kim.

Khi nào cần phải ghép xương

Nếu xương hàm của bạn không đủ dày hoặc quá mềm, bạn có thể cần phải ghép xương trước khi thực hiện phẫu thuật trồng răng Implant. Bởi vì khi nhai cắn mạnh sẽ tác dụng áp lực lớn lên xương, và nếu xương hàm không thể hỗ trợ trụ Implant, phẫu thuật sẽ dễ thất bại. Phẫu thuật ghép xương có thể tạo nền chắc chắn hơn cho trụ Implant.

Có một vài loại vật liệu ghép xương có thể sử dụng để dựng xương hàm. Như xương tự nhiên, lấy từ một vị trí khác trên cơ thể, hoặc xương tổng hợp – vật liệu thay thế xương có thể hỗ trợ cho xương mới phát triển. Hãy trao đổi với nha sĩ về lựa chọn phù hợp cho bạn.

trồng răng implant - 3Ghép xương cho trường hợp xương hàm yếu, thời gian hồi phục xương lâu

Có thể mất một vài tháng để xương cấy ghép pháp triển đủ để hỗ trợ được trụ Implant. Trong một số trường hợp, bạn có thể chỉ cần ca cấy ghép xương nhỏ, khi đó có thể thực hiện cùng lúc với phẫu thuật trồng răng Implant. Điều kiện của răng hàm sẽ quyết định các bước tiếp theo.

Phẫu thuật đặt trụ Implant

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tạo một đường cắt trên lợi và để lộ phần xương bên dưới, sau đó phần xương được khoan lỗ ngay vị trí đặt trụ Implant. Vì trụ Implant sẽ có tác dụng như chân răng nên sẽ được đưa sâu vào xương.

Tại bước này, hàm răng có khoảng trống nơi răng bị mất đi. Nếu cần có thể gắn răng giả tạm thời để mang tính thẩm mỹ. Bạn có thể tháo răng giả này để vệ sinh hoặc khi ngủ.

Đợi xương phát triển

Khi trụ Implant đã được đặt vào xương hàm, quá trình tiếp theo là chờ phần răng hàm phát triển và kết nối với bề mặt của trụ Implant. Quá trình này có thể mất vài tháng, tạo được trụ vững chắc cho răng giả giống như răng tự nhiên.

Đặt khớp nối abutment

Khi quá trình phát triển xương hoàn tất, bạn có thể cần phẫu thuật để đặt khớp nối – khớp nối sẽ là vị trí gắn mão răng sau này. Ca phẫu thuật nhỏ này chỉ cần gây tê cục bộ và các dụng cụ nha khoa cơ bản. Để đặt khớp nối:

  • Nha sĩ cắt lại phần lợi để lộ trụ Implant
  • Gắn khớp nối vào trụ Implant
  • Ghép lại các mô lợi xung quanh nhưng không che phủ khớp nối

Trong một số trường hợp, khớp nối đã được gắn sẵn với trụ Implant khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bỏ qua một bước phẫu thuật. Khớp nối chỉ nhô một phần qua lợi, tuy nhiên, có thể nhận thấy dễ dàng khi bạn mở miệng, và sẽ có khoảng trống cho đến khi răng giả được hoàn thành. Một số người không thích như vậy vì thiếu tính thẩm mỹ và sẽ thực hiện đặt khớp nối ở một bước riêng.

Sau khi đã đặt khớp nối, mô lợi cần được hồi phục trong vòng hai tuần trước khi đặt răng giả.

Chọn răng giả

Khi phần nướu đã được hồi phục, bạn sẽ được lấy dấu miệng và những răng còn lại. Những dấu này được sử dụng để tạo mão răng – răng nhân tạo của bạn. Mão răng chưa thể đặt cho tới khi răng hàm đủ chắc để nâng đỡ răng mới.
Bạn và bác sĩ nha khoa có thể chọn loại răng giả có thể tháo lắp, gắn cố định hoặc kết hợp cả hai:

  • Tháo lắp được: Loại này giống như răng giả tiện lợi và có thể là răng giả một phần hoặc toàn hàm. Bao gồm răng giả màu trắng bao quanh bởi phần lợi bằng plastic màu hồng. Nó được gắn trên một khung kim loại gắn vào khớp nối, và được kết nối chặt vào vị trí. Có thể dễ dàng tháo gỡ để sửa chữa hoặc vệ sinh hằng ngày.
  • Cố định: Đối với loại này, răng nhân tạo được gắn hoặc dán lên khớp nối của trụ Implant. Bạn không thể tháo răng để vệ sinh hay khi ngủ. Đa số các trường hợp, mỗi mão được gắn với trụ Implant riêng. Tuy nhiên, vì trụ Implant rất khỏe, có thể thay thế nhiều răng với một trụ Implant nếu các răng được nối với nhau (cầu răng).

Sau khi điều trị

Dù bạn thực hiện phẫu thuật trồng răng Implant trên một hay nhiều quy trình, bạn có thể trải qua nhiều triệu chứng khó chịu đi kèm với bất kỳ loại phẫu thuật nha khoa nào, như:

  • Sưng nướu và mặt
  • Bầm da và nướu
  • Đau nhói ở chỗ trồng răng
  • Chảy máu nhẹ

Bạn có thể cần đến thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh sau khi phẫu thuật. Nếu bị sưng, khó chịu hoặc các vấn đề khác trở nên nặng hơn vào sau ngày phẫu thuật, liên hệ bác sĩ phẫu thuật của bạn.

Sau mỗi cuộc phẫu thuật, bạn chỉ được ăn đồ ăn mềm trong khi chờ vị trí phẫu thuật hồi phục. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng chỉ khâu tự tan rã. Nếu chỉ khâu không tự tan rã sẽ cần bác sĩ tháo ra.

Kết quả

Hầu hết trường hợp phẫu thuật trồng răng Implant đều thành công. Tuy nhiên, đôi khi xương không phát triển và kết hợp được với trụ Implant, ví dụ hút thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến Implant thất bại.

Nếu xương không kết nối chắc chắn được, trụ Implant sẽ được tháo gỡ, phần xương được vệ sinh sạch sẽ và bạn có thể bắt đầu quá trình phẫu thuật lại sau 3 tháng.

Bạn có thể bảo vệ răng giả và các răng còn lại để có tuổi thọ răng cao hơn bằng cách:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn. Cũng như răng tự nhiên, bạn cần giữ trụ Implant, răng giả và mô nướu sạch sẽ. Sử dụng bàn chải đánh răng đặc biệt, như bàn chải kẽ răng có thể vệ sinh các ngóc ngách xung quanh răng nướu và trụ kim loại.
  • Thăm khám nha sĩ thường xuyên: Đặt lịch thăm khám để kiểm tra sức khỏe và chức năng của răng Implant và nghe các lời khuyên vệ sinh răng miệng của nha sĩ.
  • Tránh các thói quen gây tổn thương răng. Không nhai đồ cứng, như nước đá và kẹo cứng, vì có thể gây vỡ mão răng hoặc răng tự nhiên của bạn. Tránh thuốc lá gây xỉn màu và các sản phẩm cà phê. Điều trị sớm nếu bạn bị nghiến răng

Khi nào nên trồng răng implant?

Trụ răng Implant được phẫu thuật gắn cố định vào xương hàm, chúng có tác dụng thay thế cho chân răng bị mất. Trụ không lỏng lẻo, trượt, tạo tiếng động hoặc gây tổn thương cho xương như răng giả hoặc cầu răng sứ có thể gây ra. Trụ Implant làm từ titan nên không bị thoái hóa như răng tự nhiên.

trồng răng implant

Trụ Implant sẽ là giải pháp phù hợp nếu bạn thuộc các trường hợp sau:

  • Mất một hoặc nhiều răng
  • Xương hàm đã phát triển đầy đủ
  • Có đủ xương hàm để giữ chặt trụ Implant hoặc có đủ điều kiện để ghép xương
  • Có mô cơ miệng khỏe mạnh
  • Không bị các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc hồi phục xương
  • Không đủ điều kiện đeo răng giả hoặc không muốn đeo răng giả
  • Muốn cải thiện khả năng nói
  • Có thể theo liệu trình điều trị lên đến vài tháng
  • Không hút thuốc lá

NHA KHOA THUẬN KIỀU

Nha khoa Thuận Kiều tự hào hơn 10 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ , cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu
Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TP HCM cấp giấy phép hoạt động
Giấy phép số : 03708/SYT-GPHĐ tại 463a Hồng Bàng , Phường 14 , Quận 5 , Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline : 093 384 36 23
Email: hvchinhan@gmail.com